Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng
BỆNH CHÂN – TAY – MIỆNG
VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bệnh tay – chân – miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày với các triệu chứng:
– Sốt kéo dài 24 – 48 giờ, đi kèm với chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
– Sau khi sốt 1 – 2 ngày thì xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) hay niêm mạc má.
– Phát ban trên da, trong 1 – 2 ngày không thấy ngứa, chỉ thấy những đốm màu đỏ nổi lên, có khi rộp da. Các nốt phát ban thường nằm trong lòng bàn tay, lòng bàn chân; có thể xuất hiện trên mông hoặc cơ quan sinh dục.
– Đôi khi, do các bé còn quá nhỏ nên các triệu chứng biểu hiện không rõ, có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng hoặc sốt (không cùng lúc) nên rất dễ bị nhầm sang các bệnh khác như cảm cúm. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi con thật kỹ khi thấy con sốt và chán ăn. Hiện nay bệnh này chưa có vắc xin phòng, vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý trong việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng việc thực hiện một cách nghiêm túc những điều sau:
– Luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, lựa chọn nơi an toàn cho con chơi và học.
– Chú ý rửa tay thường xuyên với xà bông trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bé và sau khi sử dụng nhà vệ sinh hay thay tã, quần cho trẻ.
– Luôn thực hiện vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa sạch sẽ các vật dụng ăn uống trước khi sử dụng. Với các bé sơ sinh, nên tráng nước sôi mọi vật dụng trước khi cho con ăn.
– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút các vật dụng như đồ chơi, thìa, muỗng, bát đĩa đựng đồ ăn không vệ sinh.
– Tránh cho con tiếp xúc với trẻ em hay bệnh nhân bị bệnh. Nhiều người lớn thường thể hiện tình yêu với trẻ hay dạy trẻ cách thể hiện tình yêu bằng cách thơm má, hôn người lạ. Điều này là rất không nên vì cách tiếp xúc này chính là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho trẻ một cách nhanh chóng.
– Làm sạch môi trường và các vật dụng (bao gồm cả đồ chơi của con). Nếu nghi ngờ có sự tiếp xúc với mầm bệnh, các bố mẹ cần tẩy trùng đồ vật bằng các chất tẩy rửa một cách thận trọng.
– Chú ý xử lý rác thải vệ sinh của con đúng cách và đảm bảo an toàn.
Chân – tay – miệng là bệnh do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bệnh ở các bé, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên lập tức đưa con tới các trung tâm y tế để kiểm tra.
Sau khi đã chắc chắn là con bị chân – tay – miệng, các mẹ có thể theo tư vấn của bác sĩ để điều trị hoặc làm theo các bước sau đây:
– Giảm sốt cho con:
Bố mẹ có thể tùy vào tình trạng của con để làm theo cách truyền thống là lau mát, đắp khăn hay miếng giảm sốt hoặc cho con dùng thuốc giảm sốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm sốt tại nhà với thành phần lành tính như Hapacol ( Hoạt chất paracetamol) dạng gói sủi bọt hương cam dễ uống dành cho trẻ em.
Hoặc chúng ta dùng thuốc có hoạt chất Ibuprofen.
– Hạn chế các tổn thương ở niêm mạc miệng, giảm đau cho con:
Dùng nước muối súc miệng cho con thường xuyên
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc
miệng.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
-Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn:
Tắm cho trẻ với các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…
(Nước tắm nên đun sôi để nguội, không nên pha thêm nước lã).
Dùng dung dịch sát khuẩn, bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm : Xanh methylen, Gel Subạc (nano bạc ).
Dùng thêm các thuốc tăng sức đề kháng : orerol, Kẽm, thymomodulin…
Tránh gió, hạn chế ăn ngọt.
Chỉ nên dùng hoa quả như : Cam, chanh