• mail Email: duocphamtruonghang@gmail.com
  • Kinh doanh : 0916.889.533
  • Kinh doanh 2: 0941.543.656

Hỗ trợ mở tài khoản và khách hàng mới

0904.949.870

Hỗ trợ đơn hàng

0941.543.656

Khiếu nại dịch vụ

0941.543.656
Dược Phẩm An Phát hỗ trợ các quầy thuốc , nhà thuốc tư vấn miễn phía thủ tục làm gpp, chứng chỉ hành nghề , mở mới setup quầy mới từ A-Z , cập nhật kiến thức chuyên môn cho các A/C quầy thuốc , nhà thuốc

Bạn đã biết rửa mũi cho trẻ?

 

Thời tiết thay đổi đột ngột nhất là giai đoạn giao mùa, trẻ rất dễ mắc các bệnh mũi họng.

Việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên giúp điều trị bệnh đồng thời phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ. ThS. BS Đỗ Thu Trang – chuyên ngành TMH– BV ĐHY HN sẽ hướng dẫn các bước giúp các bậc cha mẹ biết vệ sinh và rửa mũi đúng cách cho con trẻ.

Tác dụng của rửa mũi đúng cách

Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rửa mũi đúng cách, nếu rửa không đúng cách bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ bị sặc hoặc đẩy dịch lên tai gây viêm tai giữa.

• Vật dụng rửa mũi có thể là 1 bơm tiêm tròn hoặc 1 bình có vòi chuyên dùng để vệ sinh mũi;

• Có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa;

Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Kỹ thuật rửa mũi thông thường gồm các bước sau: 

1. Để trẻ trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên mặt phẳng (giường, ghế làm thủ thuật) cho bé không bị sặc vào đường thở

2. Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được làm ấm dung dịch rửa mũi. Đối với trẻ lớn và người lớn nên đứng để rửa mũi. Khi rửa mũi cần nghiêng người về phía bồn rửa một góc khoảng 45 độ, nghiêng đầu để nước muối có thể chảy từ mũi này sang mũi kia và xuống bồn rửa; 

3. Đặt vòi của bình hoặc bơm tiêm, hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi. Từ từ xịt hoặc nhỏ,bơm nước muối vào mũi.

Trong khi thực hiện thao tác này phải mở miệng để thở, không được thở bằng mũi

4. Khi nước muối đi vào từ mũi bên này sẽ chảy sang mũi bên kia và ra ngoài, nước muối có thể chảy vào trong miệng nhưng sẽ không ảnh hưởng.

5. Sau khi nước muối từ mũi chảy ra ngoài, nên làm sạch lại mũi bằng cách xì mũi nhẹ. Tuyệt đối ko xì mạnh và ko cố gắng xì hết. Thực hiện tương tự với mũi bên kia. Sau khi rửa cả 2 bên mũi, vệ sinh dụng cụ xịt, rửa mũi và lau sạch, để nơi khô ráo, sạch sẽ.

6. Có thể dùng máy hút mũi hoặc dây hút mũi có 1 đầu tròn đặt ở cửa mũi của trẻ để hút sau khi rửa hoặc lấy khăn xô mềm lau nước muối và dịch mũi chảy ra

Nếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi khi trẻ bị bệnh cần đưa ngay tới cơ sở y tế để thực hiện đúng quy trình tránh gây tổn thương và làm  nặng bệnh cho trẻ .Đặc biệt không lạm dụng rửa và hút mũi quá nhiều gây teo niêm mạc mũi và tổn thương niêm mạc mũi.

.
.
.
.